;
Tài khoản sử dụng : TK 334 “Phải trả mgười lao động”
Khi phản ánh "TIỀN LƯƠNG" vào sổ sách, kế toán ghi nhận 02 Bước sau :
Bước 1 - Phản ánh tiền lương phải trả cho nhân viên vào số kế toán
Nếu trả lương cho bộ phận bán hàng :
NỢ 6411/ CÓ 334: SỐ TIỀN- tiền lương phải trả BP bán hàng
Nếu trả lương cho bộ phận Quản lý DN :
NỢ 6421/ CÓ 334: SỐ TIỀN- tiền lương phải trả BP quản lý
Nếu trả lương cho bộ phận Sản xuất :
NỢ 622/ CÓ 334: SỐ TIỀN-tiền lương phải trả BP sản xuất
Bước 2 - Chi tiền trả lương nhân viên
NỢ 334/ CÓ 111 hoặc 112: SỐ TIỀN- tiền lương NV thực lãnh
Lưu ý : Nếu DN có tham gia đóng Bảo hiểm cho nhân viên, thì phải tính
các khoản đóng bảo hiểm này trước khi trả lương (các bạn sẽ được học vấn đề này ở phần sau )
CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
+Theo hình minh hoạ trên thì nếu bạn có mức lương tháng 12/2019 là 18tr, bạn được giảm trừ cho chính bản thân bạn là 9tr và bạn có nuôi 2 người phụ thuộc là 2 người con của bạn thì sẽ được giảm trừ tiếp 7,2tr (01 người phụ thuộc được giảm trừ 3,6tr). Như vậy Thu nhập tính thuế là : 18tr – 9tr – 7,2tr= 1,8tr
(Lưu ý đây là mức giảm trừ đang áp dụng trong năm 2019, nếu sau này Nhà nước điều chỉnh tăng mức giảm trừ thì chúng ta áp dụng theo mức thay đổi mới)
+Với thu nhập tính thuế là 1,8 tr thì chúng ta xem Bảng tính thuế TNCN dưới đây để tính ra số thuế TNCN phải nộp :
+ Theo Bảng tính thuế trên thì với Thu nhập tính thuế là 1,8tr thì sẽ nằm trong Bậc 1, và số thuế phải nộp là :1.800.000 đ x 5% = 90.000 đ
Tài khoản sử dụng : TK 3335 “Thuế thu nhập cá nhân”
Ghi nhận vào sổ kế toán như sau :
NỢ 334 / CÓ 3335 : SỐ TIỀN(Số thuế TNCN phải nộp)
CÔNG TY TNHH ĐIỆN LẠNH QUANG |
|||||||
Địa chỉ : 25/5 Kha Vạn Cân, P. Bình Thọ, Quận Thủ Đức , TPHCM |
|||||||
---oOo--- |
|||||||
BẢNG LƯƠNG THÁNG 12/2019 |
|||||||
STT |
HỌ TN |
CHỨC VỤ |
LƯƠNG THÁNG THEO HỢP ĐỒNG |
NGÀY CÔNG THỰC TẾ |
TIỀN LƯƠNG |
TRỪ THUẾ |
THỰC LÃNH |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6)=(4)/26 x (5) |
(7) Xem GC |
(8)=(6)-(7) |
BỘ PHẬN QUẢN LÝ |
|||||||
1 |
NGUYỄN VĂN QUANG |
GIÁM ĐỐC |
15,000,000 |
26 |
15,000,000 |
120,000 |
14,880,000 |
2 |
NGUYỄN MINH PHONG |
KẾ TOÁN |
8,000,000 |
22 |
6,769,231 |
|
6,769,231 |
CỘNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ |
21,769,231 |
120,000 |
21,649,231 |
||||
BỘ PHẬN BÁN HÀNG |
|||||||
1 |
LÊ VĂN PHÚC |
TIẾP THỊ |
7,500,000 |
4 |
1,153,846 |
|
1,153,846 |
2 |
NGUYỄN VĂN THÀNH |
BÁN HÀNG |
7,000,000 |
5 |
1,346,154 |
|
1,346,154 |
CỘNG BỘ PHẬN BÁN HÀNG |
2,500,000 |
- |
2,500,000 |
||||
TỔNG CỘNG QUẢN LÝ + BÁN HÀNG |
24,269,231 |
120,000 |
24,149,231 |
Lưu ý : Cty này mới thành lập nên chưa kịp tham gia BHXH, các bạn sẽ được học làm Bảng lương có tham gia BHXH trong phần sau và bạn sẽ học cách tính thuế TN cá nhân với nhiều tình huống thực tế |
Dựa vào Bảng lương trên, để ghi nhận vào sổ sách kế toán:
NGÀY THÁNG |
SỐ PHIẾU |
DIỄN GIẢI CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH |
SỐ HIỆU TK |
SỐ TIỀN PHÁT SINH |
|
NỢ |
CÓ |
||||
12/31/2019 |
PK |
Lương phải trả bộ phận Quản lý T12/19 |
6421 |
334 |
|
12/31/2019 |
PK |
Lương phải trả bộ phận Bán hàng T12/19 |
6411 |
334 |
|
12/31/2019 |
PK |
Khấu trừ thuế TNCN T12/19 |
334 |
3335 |
|
12/31/2019 |
PC |
Trả lương nhân viên T12/2019 |
334 |
111 |
|
ĐÁP ÁN:
NGÀY THÁNG |
SỐ PHIẾU |
DIỄN GIẢI CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH |
SỐ HIỆU TK |
|
SỐ TIỀN PHÁT SINH |
NỢ |
CÓ |
||||
12/31/2019 |
PK |
Lương phải trả bộ phận Quản lý T12/19 |
6421 |
334 |
21,769,231 |
12/31/2019 |
PK |
Lương phải trả bộ phận Bán hàng T12/19 |
6411 |
334 |
2,500,000 |
12/31/2019 |
PK |
Khấu trừ thuế TNCN T12/19 |
334 |
3335 |
120,000 |
12/31/2019 |
PC |
Trả lương nhân viên T12/2019 |
334 |
111 |
24,149,231 |
Cách tính thuế TNCN của ông NGUYỄN VĂN QUANG |
|
||
▶ Theo đề bài : ông Quang có nuôi 01 người phụ thuộc (con ông Quang) nên ngoài việc được Giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 9.000.000 đ thì còn được Giảm trừ nuôi 01 người phụ thuộc là 3.600.000 đ (mức này áp dụng cho 2019, từ 2020 trở đi có thay đổi, xem h/dẫn ở mục dưới) |
|||
+ Thu nhập tính thuế = Tiền lương tháng - các khoản Giảm trừ = 15.000.000 - 9.000.000 - 3.600.000 = 2.400.000 đ |
|
||
+ Thu nhập tính thuế là 2.400.000 đ sẽ nằm trong BẬC 1 của Biểu thuế lũy tiến |
|
||
=> Thuế TNCN phải nộp = 5% x 2.400.000 đ =120.000đ |
|
||
Lưu ý về mức Giảm trừ gia cảnh |
|
|
||
Mức giảm trừ gia cảnh và người phụ thuộc trong năm 2019 vẫn áp dụng theo |
||||
|
Thông tư 111/2013/TT-BTC là : |
|||
|
Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người lao động là 9.000.000 đ / người (01 tháng) |
|||
|
Mức giảm trừ nuôi người phụ thuộc là 3.600.000 đ / người (01tháng) |
|||
Từ năm 2020 trở đi sẽ áp dụng như sau : |
||||
|
Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người LĐ là 11.000.000 đ / người (01 tháng) |
|||
|
Mức giảm trừ nuôi người phụ thuộc là 4.400.000 đ / người (01tháng) |
|
THAM KHẢO THÊM QUI ĐỊNH VỀ MỨC TRÍCH BHXH – YT
Hiện nay (năm 2021) vẫn áp dụng mưcc trích theo QĐ 595/QĐ BHXH :
+ Riêng Kinh phí công đoàn : 2%, DN đóng hết
Các bạn sẽ thắc mắc là mức trích này trích theo lương căn bản hay tổng thu nhập của người lao động ?
Theo qui định là trích trên tổng thu nhập của ngưới lao động, nhưng thực tế có nhiều DN không đóng nổi tiền BHXH nếu trích trên tổng thu nhập mà họ trích trên Mức lương căn bản (mức lương tối thiểu vùng) của người lao động.
Bạn tham khảo Bảng Mức lương tối thiểu vùng ở dưới.
Lưu ý Mức lương thấp nhất DN trả cho người lao động có qua đào tạo phải cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng
THAM KHẢO THÊM VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU
|
▶ Mức lương tối thiểu năm 2021 p dụng theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, không thay đổi so với năm 2020 |
|||||||||||||||
|
||||||||||||||||
|
Vùng áp dụng |
Mức lương tối thiểu |
||||||||||||||
Vùng 1 |
4.420.000 đ / tháng |
|
||||||||||||||
Vùng 2 |
3.920.000 đ / tháng |
|
||||||||||||||
Vùng 3 |
3.430.000 đ / tháng |
|
||||||||||||||
Vùng 4 |
3.070.000 đ / tháng |
|
||||||||||||||
|
||||||||||||||||
|
▶ Để xác định được địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, người lao động và doanh nghiệp đối chiếu với Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP. |
|||||||||||||||
|
Vùng I: bao gồm thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có nền kinh tế phát triển như: Gia Lâm; Đông Anh; Sóc Sơn; Thanh Trì; Thường Tín; Hoài Đức; Thạch Thất; Quốc Oai; Thanh Oai; Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây; thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương… |
|||||||||||||||
|
Vùng II: bao gồm các huyện, tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế tương đối phát triển như: huyện Ba Vì, Tp. Hải Dương, Tp Hưng Yên, thị xã Mỹ Hảo, Vĩnh Yên; Phúc Yên; các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang; các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang; Tp.Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh; TP Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau; Tp Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình…. |
|||||||||||||||
|
Vùng III: bao gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá tuy nhiên thấp hơn ở Vùng II như: các huyện Cẩm Giang; Nam Sách; Kim Thành; Kinh Môn; Gia Lộc; Bình Giang; Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương; thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh; thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu; thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng; các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau; các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; |
|||||||||||||||
|
Vùng IV: bao gồm là các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển, khó khăn, đặc biệt khó khăn (là các Vùng, địa bàn còn lại). |
|||||||||||||||
|
Lưu ý : Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua trường học, đào tạo nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu Vùng do Chính phủ quy định. Ngoài ra, được cộng them 5% so với mức tiền lương tối thiếu đối với những nghành nghề mang tính chất nguy hiểm, độc hại (Căn cứ Nghị định 49/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương) |