;

Hết hàng
VNĐ
  1. Thuế giá trị gia tăng là gì ?

Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng

Theo qui định :

+Số tiền thuế VAT trên hoá đơn MUA VÀO Được khấu trừ

+Số tiền thuế VAT trên hoá đơn BÁN RA Phải nộp nhà nước

Khi nào nộp Báo cáo thuế VAT theo QUÝ ?

khi nào nộp theo THÁNG ?

Nộp theo QUÝ Doanh thu năm trước liền kề <= 50 tỷ (hoặc DN mới thành lập)

Nộp theo THÁNG Doanh thu năm trước liền kề > 50 tỷ

2. Cách làm Báo cáo thuế VA theo Quý (theo Tháng tương tự)

● Bước 1 : Tập hợp số thuế VAT được khấu trừ cả Quý (căn cứ theo hoá đơn đầu vào)

● Bước 2 : Tập hợp số thuế VAT phải nộp cả Quý (căn cứ theo hoá đơn đầu ra)

● Bước 3 : So sánh số thuế VAT đầu ra phải nộp (Bước 2) so với số thuế VAT đầu vào được khấu trừ (Bước 1) :

+ Nếu số thuế VAT đầu ra > số thuế VAT đầu vào : Cty phải nộp số chênh lệch đó vào kho bạc

+ Nếu số thuế VAT đầu ra < số thuế VAT đầu vào : Cty còn được khấu trừ và số chênh lệch này sẽ được chuyển sang Quý sau khấu trừ tiếp

Lưu ý :

Như vậy khi xác định số thuế VAT phải nộp trong Quý thì chúng ta phải xem lại Quý trước Cty có còn được khấu trừ không, nếu còn thì chuyển số đó qua kỳ này để khấu trừ tiếp

 Ví dụ :

Cty A mới thành lập tháng 10 năm 2019. Vì tháng 10 nằm trong Qúi 4 nên Cty A phải Báo cáo thuế Quý 4/2019 .

Giả sử : Tổng thuế VAT đầu vào được khấu trừ trong Quí 4/2019 của Cty A là : 2.000.000đ

Tổng thuế VAT đầu ra phải nộp trong Quí 4/2019 của Cty A là : 3.000.000đ

  • Như vậy trong Quý 4/2019, Cty A phải nộp thuế VAT là :

3.000.000 đ – 2.000.000 đ = 1.000.000 đ

+ Giả sử Cty A này hoạt động kinh doanh từ lâu rồi, và trong Quí 3/2019 Cty A này còn được khấu trừ thuế VAT là 200.000 đ, thì khi làm Báo cáo thuế VAT Quý 4/2019, Cty A sẽ được khấu trừ lại 200.000 đ này, khi đó số thuế VAT phải nộp Quí 4/2019 theo ví dụ trên là :

3.000.000 đ – 2.000.000 đ – 200.000 đ = 800.000 đ

3-Thời hạn nộp Báo cáo thuế VAT

(Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)

 Nếu BCT theo QUÝ:

30 ngày khi kết thúc Quý

(Vd : Thời hạn chót nộp BCT Quý 4/2019 là ngày 30/01/2020)

Nếu BCT theo THÁNG:

20 ngày khi kết thúc Tháng

(Vd : Thời hạn chót nộp BCT Tháng 02/2020 là ngày 20/03/2020)

4-Thời hạn nộp tiền thuế VAT vào kho bạc

(Theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)

Thời hạn nộp tiền thuế VAT vào kho bạc cũng chính là thời hạn nộp BC thuế VAT.Nếu DN chậm nộp tiền thuế thì mức phạt là 0,03%/ 1 ngày chậm nộp

5-Tài khoản kế toán sử dụng

6- Một số lưu ý khi làm Báo cáo thuế VAT

Khi nhận hoá đơn MUA VÀO :

+Khi nhận hoá đơn mua vào, các bạn phải kiểm tra kỹ Tên Cty, địa chỉ, MST người bán ghi cho Cty mình có đúng hay không ?

+Nội dung hoá đơn rõ ràng, không bôi xoá và phải phục vụ cho hoạt động SXKD của Cty

+Hoá đơn mua vào có giá trị từ 20tr đồng trở lên (kể cả hoá đơn trực tiếp) bắt buộc phải dùng ỷ nhiệm chi để thanh toán (Uỷ nhiệm chi từ Tài khoản Cty người mua trả cho ài khoản Cty người bán), tuyệt đối không dùng tiền mặt thanh toán kể cả hình thức lấy tiền mặt nộp vào ài khoản Cty người bán

Khi xuất hoá đơn BÁN RA :

+Kiểm tra thuế suất thuế VAT Cty mình đang áp dụng có đúng không ?

+Nếu xuất bán cho Nước ngoài, Khu chế xuất thì để được ưu đãi thuế suất thuế VAT là 0% thì Cty bạn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như: phải có Tờ khai Hải quan, phải có Hợp đồng kinh tế, phải thanh toán qua ngân hàng

+Khi xuất hoá đơn đầu ra thì kiểm tra hoá đơn đầu vào tương ứng có chưa ?

Để hiểu rõ hơn về thuế GTGT, các bạn lên Google tham khảo Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC …

THỰC HÀNH

Các bạn dựa vào số liệu hoá đơn đầu vào, đầu ra phát sinh trong tháng 12/2019(bên dưới) để thực hành làm Báo cáo thuế VAT Quí 4/2019 của Cty TNHH Điện lạnh Quang ./

(1):

(2):

(3):

(4):

(5):

(6):

Dựa vào hóa đơn chứng từ bên trên ta lập được bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào Q4/2019 như sau:

 

STT

Số HĐ

Ngày

Tên người bán

MST

Mặt hàng

 Giá trị HHDV mua vào chưa có thuế

 (%)
Thuế suất VAT

 Thuế VAT
đầu vào

 Cộng

1

774

12/1/2019

Cty Mỹ Vị

0304818485

Ăn uống

 1,200,000

10%

 120,000

 1,320,000

2

1001244

12/1/2019

Cty Thế Giới Di Động

0303217354

Điện thoại Sony

 9,000,000

10%

 900,000

 9,900,000

3

596

12/1/2019

Cty Đài Phát

0303689532

Máy Photocopy Sharp

 36,000,000

10%

 3,600,000

 39,600,000

4

1402

12/25/2019

Cty Tân Hoàng Anh

0303623362

Máy lạnh Panasonic

 10,300,000

10%

 1,030,000

 11,330,000

5

1496

12/28/2019

Cty Tân Hoàng Anh

0303623362

Máy lạnh Panasonic

 290,000,000

10%

 29,000,000

 319,000,000

6

323328

12/30/2019

Ngân hàng VietinBank

0100111948

Phí ngân hàng

 25,000

10%

 2,500

 27,500

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 346,525,000

 

 34,652,500

 381,177,500

Chứng từ hóa đơn dịch vụ hàng hóa bán ra:

 

 

 

Dựa vào Hóa đơn trên ta lập bảng kê hàng hóa dịch vụ bán ra:

STT

Số HĐ

Ngày

Tên người mua

MST

Mặt hàng

 Doanh số bán
chưa có thuế

 (%)
Thuế suất VAT

 Thuế VAT
đầu ra

 Cộng

1

001

12/30/2019

Cty Toàn Lê Phát

0302369664

Máy lạnh Panasonic

 308,000,000

10%

 30,800,000

 338,800,000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 308,000,000

 

 30,800,000

 338,800,000

TỔNG HỢP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG QUÍ 4/2019

Căn cứ vào bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào-bán ra, Chúng ta:

TỔNG HỢP THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG QUÍ 4/2019 Như sau:

1

Số thuế VAT phải nộp Quí 4/2019 (căn cứ bảng kê bán ra)

 30,800,000

   (1)

2

Số thuế VAT được khấu trừ Quí 4/2019 (căn cứ bảng kê mua vào)

 34,652,500

   (2)

3

Số thuế VAT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang (xem trên BC Quý trước)

 -  

   (3)

 

 Số thuế VAT phải nộp Quí 4/2019=   (1)-(2)-(3)  =

 (3,852,500)

 

Kết quả ra số âm nghĩa là trong quý này Cty không phải nộp thuế VAT,

mà còn được khấu trừ : 3.852.500 đ

Số này sẽ được chuyển qua kỳ Báo cáo thuế VAT Quý sau (Quý 1/2020) để khấu trừ tiếp

▶ Còn nếu ra số dương nghĩa là Phải nộp, thì Cty sẽ nộp số đó vào kho

Đọc thêm về việc nộp Báo cáo thuế áp dụng hiện nay (năm 2021)

1) Về việc Khai thuế VAT theo tháng hay theo Quý ?

 

Căn cứ Theo Nghị định 126/2020-NĐ-CP, có hiệu lực từ 05/12/2020  :

 

● Khai thuế theo Quý  : khi doanh thu năm trước liền kề <= 50 tỷ

 

● Khai thuế theo Tháng  : khi doanh thu năm trước liền kề > 50 tỷ

 

● Chu kỳ Khai thuế áp dụng trong 01 năm, hết năm xác định lại

 

● DN mới thành lập Khai theo Quý trong 02 năm đầu, sang năm thứ 3 thì căn cứ D-thu năm thứ 2 để xác định lại

2) Khai thuế TNCN theo tháng hay Quý ?

 

● Theo Nghị định 126/2020-NĐ-CP: DN Khai báo thuế TNCN theo tháng - hay theo Quý thì dựa theo Kỳ kê khai thuế GTGT. Nếu khai thuế GTGT theo Tháng thì Khai thuế TNCN theo Tháng, nếu khai thuế GTGT theo Quý thì Khai thuế TNCN theo Quý

3) Cuối mỗi Quý, DN phải nộp 3 loại báo cáo sau (trường hợp DN khai thuế theo Quý) :

  (1)  Tờ khai thuế VAT quý

 

  (2)  Tờ khai thuế TNCN quý (lưu ý quan trọng : có phát sinh trả thu nhập (hiểu đơn giản là DN có trả lương, không phân biệt trả bao nhiêu cho người lao động là phải nộp tờ khai. Còn trường hợp không phát sinh trả thu nhập trong tháng, quý nào thì không cần nộp tờ khai trong tháng, quý đó

  (3) Báo cáo sử dụng hóa đơn quý (riêng hạn nộp BC này bạn xem phần dưới để khỏi bị phạt)

●  Hạn chót nộp tờ khai :

 

    ► Đối với Tờ khai thuế VAT Quý và Tờ khai thuế TNCN Quý là ngày cuối cùng của tháng đầu quý kế tiếp. Vd: hạn chót nộp 02 Tờ khai này trong Quý 2/2021 là ngày 31/07/2021 (lưu ý nếu ngày nộp rơi vào ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ thì được dời vào ngày kế tiếp)

    ► Đối với BC sử dụng hóa đơn quý hạn chót nộp là sau 30 ngày khi kết thúc quý, không được dời ngày nộp kể cả ngày nộp rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần. Cụ thể : Quí 1/2021 hạn chót là 30/04/2021; Quý 2/2021 hạn chót là 30/07/2021; Quý 3/2021 hạn chót là 30/10/2021 và Quý 4/2021 hạn chót là 30/01/2022

● DN mới thành lập, chưa phát sinh hóa đơn mua vào, bán ra vẫn phải nộp đầy đủ các loại báo cáo (nhiều DN mới thành lập không biết điều này, bị phạt số tiền rất lớn)

● Lưu ý Các DN có hoạt động đặc thù (vd KD bất động sản, KD ngành chịu thuế tiêu thụ ĐB, chịu thuế BV môi trường ... ) thì cần nộp thêm các Báo cáo đặc thù

4) Cuối năm, DN phải nộp 3 loại báo cáo sau :

 

   (1) Bộ Tờ khai Quyết toán thuế Thu nhập DN năm

 

   (2) Bộ Tờ khai Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân năm

 

   (3) Bộ hồ sơ Báo cáo tài chính năm

 

● Hạn chót nộp : ngày 31/03 của năm sau năm làm báo cáo. Vd : BCTC và Quyết toán thuế năm 2021 hạn chót nộp là ngày 31/03/2022

●  Các DN cả năm không hoạt động cũng bắt buộc nộp đầy đủ các báo cáo (nhiều DN mới thành lập không biết điều này, bị phạt số tiền rất lớn)

●  Các DN có hoạt động đặc thù (vd như có giao dịch liên kết, KD bất động sản...) thì cuối năm cần nộp thêm các Báo cáo đặc thù

5) Mức phạt nộp chậm các loại Báo cáo là bao nhiêu ?

 

● Căn cứ Nghị định 125/2020/NĐ-CP áp dụng từ 05/12/2020, mức phạt rất cao, Vd : Nộp Tờ khai thuế chậm từ 01 đến 30 ngày, mức phạt là 3,5 trđ cho một loại tờ khai (bạn xem Nghị định 125/2020/NĐ-CP để biết thêm chi tiết các mức phạt, mức phạt càng cao khi số ngày nộp báo cáo trễ hạn, hoặc không nộp càng lớn)

6) Quy định mới về tạm nộp thuế TNDN từ 2021 :

● Cuối mỗi Quý DN tự tính ra số thuế TNDN phải nộp (nếu có) và nộp vào Kho bạc. Lưu ý là theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quý đầu năm không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm (nộp ít hơn sẽ bị phạt nộp chậm : 0,03%/ngày trên số nộp ít hơn), qui định này áp dụng từ năm 2021

7) Các bạn mới vào nghề cần lưu ý thêm :

 

● Các hóa đơn mua hàng từ 20 triệu đồng trở lên (bao gồm VAT), kể cả hóa đơn trực tiếp bắt buộc thanh toán qua ngân hàng (phải dùng Ủy nhiệm chi từ Tài khoản Cty người mua qua TK Cty người bán) mới được khấu trừ thuế VAT & tiền hàng mới được tính vào chi phí

● Các hóa đơn mua vào phải có đầy đủ 03 chỉ tiêu : Tên Cty, địa chỉ, MST

và chi phí phát sinh này phải phục vụ cho hoạt động SXKD của Cty

 

 

501
/
Công ty TNHH IASASOFT

Thông số sản phẩm của PHẦN III: KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Gồm 0 bình luận

Viết bình luận

;